Jaroslav Seifert (23 tháng 9 năm 1901 tại Praha – nhà văn, nhà thơ và nhà báo Tiệp Khắc đoạt giải Nobel Văn học năm 1984 “vì các sáng tác thơ nổi bật, vì sự tươi mới, nhạy cảm, giàu tưởng tượng, là bằng chứng về tinh thần độc lập và sự đa dạng của con người”. Jaroslav Seifert đã sử dụng ngôn ngữ thơ như thứ vũ khí hữu hiệu trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho Tổ quốc mình. Nhiều tác phẩm của ông với nội dung trong sáng, kỹ thuật thơ cao siêu tiếp tục được coi là hiện thân của ý thức văn hóa dân tộc, đỉnh cao của thơ ca Cộng hòa Czech, được tìm đọc và nghiên cứu nhiều ở trong nước cũng như ở nước ngoài.
Tiểu sử:
Jaroslav Seifert sinh ở ngoại ô Praha (thời đó là đế chế Áo - Hung). Bố là công nhân và chủ một cửa hiệu tạp hóa nhỏ. Từ bé Seifert đã phải giúp bố bán hàng rong khắp thành phố. Vì vậy, dù chưa học hết sơ học, ông vẫn rất am hiểu lịch sử và văn hóa quê hương, nơi vẫn được coi là một trong những trung tâm kiến trúc, văn hóa và âm nhạc của Châu Âu. Thuở nhỏ, Seifert học không giỏi, thậm chí chưa tốt nghiệp phổ thông, nhưng ông say mê nghiên cứu văn học, âm nhạc, ngoại ngữ và làm thơ rất hay.
Seifert nổi tiếng ngay từ tập thơ đầu tiên, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nghệ thuật cách mạng Xô Viết, Thành phố trong nước mắt (1921). Năm 20 tuổi, Seifert đã trở thành biên tập viên của một số tạp chí, dịch văn học Pháp, Nga và làm việc tại nhà xuất bản của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc. Tuy nhiên, sau đó, ông bị chủ nghĩa hiện đại Pháp thu hút trong chuyến thăm Châu Âu đầu những năm 1920. Khi về nước, ông quy tụ các văn nghệ sĩ tiên phong ở Praha và cho ra đời nhiều tập thơ như Tự chính tình yêu (1923), Tuần trăng mật (1925), Họa mi hót không hay (1926).
Tuy nhiên, sau các tập thơ này, tư tưởng sáng tác của Seifert bộc lộ những bất đồng với định hướng và chế độ kiểm duyệt của Đảng Cộng sản. Năm 1929, ông ra khỏi Đảng Cộng sản và gia nhập Đảng Dân chủ Xã hội, tiếp tục hoạt động báo chí. Năm 1930, ông trở thành tổng biên tập nguyệt san Sân khấu mới (Nova Scena). Thời kì này Seifert chủ yếu viết những đề tài về giá trị nói chung của con người, đề cao vẻ đẹp phụ nữ và đắm chìm trong thế giới hoài niệm. Các tập thơ Trong bộ áo choàng màu sáng (1940), Cầu đá (1944), Chiếc mũ đất sét (1945).., của Seifert là tiếng nói phản kháng chiến tranh, chủ nghĩa quốc xã và chính sách kiểm duyệt tư tưởng, văn chương ở Tiệp Khắc sau thời kì dân chủ những năm 1930, thời kỳ Tiệp Khắc thiết lập chế độ thân phát xít.
Thế chiến II kết thúc, thơ của Seifert lại trở về với những đề tài phi chính trị. Ông viết về tuổi thơ hạnh phúc, vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con cái, tình yêu với cái đẹp và tìm kiếm những giá trị vĩnh cửu. Trong tập thơ Bài ca về Viktorca (1950), một tuyệt tác trữ tình, Seifert đã thử tạo nên một biểu tượng của vẻ đẹp Czech - có sự kết hợp hài hòa giữa cội rễ quý tộc và bình dân - để sinh ra một huyền thoại mới có khả năng tập hợp sức mạnh dân tộc.
Năm 1969, Seifert được bầu làm Chủ tịch Hội nhà văn Tiệp Khắc. Song chỉ một năm sau ông đã phải từ chức vì phản đối chế độ kiểm duyệt. Năm 1977, thơ của Seifert lần đầu được dịch ra tiếng Anh. Năm 1983, ba tập thơ Đúc chuông, Tượng đài cho bệnh dịch, Chiếc ô Piccadilly của ông được xuất bản bằng tiếng Anh.
Năm 1984, Seifert được Viện Hàn lâm Thụy Điển trao giải Nobel, nhưng do sức khỏe kém, ông đã không thể tới nhận giải (con gái đi thay).
Năm 1986, Seifert mất vì một cơn đau tim trong ngôi nhà nhỏ ở ngoại ô Praha, nơi ông và vợ đã sống gần như trọn đời.
Tác phẩm:
- Thành phố trong nước mắt (Mesto v slzách, 1920), thơ
- Tự chính tình yêu (Sama laska, 1920), thơ.
- Họa mi hót không hay (Slavik zpiva spatne), 1923), thơ.
- Tuần trăng mật (Svatebni cesta, 1925), thơ.
- Trên những làn sóng T.S.F (Na vlnách T.S.F, 1925), thơ
- Bồ câu đưa thư (Postovní, 1929), thơ.
- Quả táo rơi từ vạt áo (Jablko s klína, 1933), thơ
- Bàn tay thần Vệ nữ (Ruce Venusiny, 1936), thơ
- Giã biệt mùa xuân (Jarosbohem, 1937), thơ
- Tám ngày (Osm dní, 1937), thơ
- Tắt đèn (Zhasnete svetla, 1938), thơ
- Trong bộ áo choàng màu sáng (Svetlem odéna, 1940), thơ
- Những người ái mộ Bozeny Nemcové (Vejír Bozeny Nemcové, 1940), thơ
- Cầu đá (Kamenny most, 1944), thơ
- Chiếc mũ đất sét (Prilba hlíny, 1945), thơ
- Người họa sĩ nghèo hướng ra thế giới (Sel malír chude do sveta, 1949), thơ
- Bài ca về Viktorca (Písen o Viktorce, 1950), thơ
- Mozart ở Praha (Mozart v Prage, 1951), thơ
- Mẹ (Maminka, 1954), thơ.
- Cậu bé và những ngôi sao (Chlapec a hvezdy, 1956), thơ
- Praha – vòng hoa thơ sonnet (Praha a Věnec sonetů, 1956), thơ.
- Mọi vẻ đẹp trên thế giới (Vsecky krásy sveta, 1963), hồi kí
- Buổi hòa nhạc trên đảo (Koncert na ostrove, 1965), thơ
- Sao chổi Halley (Halleyova kometa, 1967), thơ
- Đúc chuông (ódlesvaní zvona, 1967), thơ [The casting of bells].
- Tượng đài cho bệnh dịch (Morovy sloup, 1967), thơ
- Chiếc ô Piccadilly (Destník z Piccadily, 1979), thơ
- Thành phố trong nước mắt (Mesto v slzách, 1920), thơ
- Tự chính tình yêu (Sama laska, 1920), thơ.
- Họa mi hót không hay (Slavik zpiva spatne), 1923), thơ.
- Tuần trăng mật (Svatebni cesta, 1925), thơ.
- Trên những làn sóng T.S.F (Na vlnách T.S.F, 1925), thơ
- Bồ câu đưa thư (Postovní, 1929), thơ.
- Quả táo rơi từ vạt áo (Jablko s klína, 1933), thơ
- Bàn tay thần Vệ nữ (Ruce Venusiny, 1936), thơ
- Giã biệt mùa xuân (Jarosbohem, 1937), thơ
- Tám ngày (Osm dní, 1937), thơ
- Tắt đèn (Zhasnete svetla, 1938), thơ
- Trong bộ áo choàng màu sáng (Svetlem odéna, 1940), thơ
- Những người ái mộ Bozeny Nemcové (Vejír Bozeny Nemcové, 1940), thơ
- Cầu đá (Kamenny most, 1944), thơ
- Chiếc mũ đất sét (Prilba hlíny, 1945), thơ
- Người họa sĩ nghèo hướng ra thế giới (Sel malír chude do sveta, 1949), thơ
- Bài ca về Viktorca (Písen o Viktorce, 1950), thơ
- Mozart ở Praha (Mozart v Prage, 1951), thơ
- Mẹ (Maminka, 1954), thơ.
- Cậu bé và những ngôi sao (Chlapec a hvezdy, 1956), thơ
- Praha – vòng hoa thơ sonnet (Praha a Věnec sonetů, 1956), thơ.
- Mọi vẻ đẹp trên thế giới (Vsecky krásy sveta, 1963), hồi kí
- Buổi hòa nhạc trên đảo (Koncert na ostrove, 1965), thơ
- Sao chổi Halley (Halleyova kometa, 1967), thơ
- Đúc chuông (ódlesvaní zvona, 1967), thơ [The casting of bells].
- Tượng đài cho bệnh dịch (Morovy sloup, 1967), thơ
- Chiếc ô Piccadilly (Destník z Piccadily, 1979), thơ
Một số tác phẩm đã dịch ra tiếng Việt
THƯỜNG TRONG PHÚT GIÂY LY BIỆT
Thường trong phút giây ly biệt
Ta cầm khăn màu trắng vẫy trên tay
Có điều gì kết thúc với ngày hôm nay
Và có điều gì bắt đầu trong ngày mai tốt đẹp.
Chim bồ câu mang thư ai bay xa
Giang đôi cánh giữa bầu trời xanh thắm
Dù mới mẻ hay không, niềm hy vọng
Dù ở đâu ta vẫn bước về nhà.
Em đưa tay chùi nước mắt
Nở nụ cười trong mắt lệ đầy vơi
Có điều gì kết thúc với ngày hôm nay
Và có điều gì bắt đầu trong ngày mai tốt đẹp.
CẬU BÉ VỚI TẤM BẢN ĐỒ
Cậu bé với tấm bản đồ
Cả ngày trong phòng tìm kiếm
Cậu chúi đầu vào mạng nhện
Những kinh, vĩ tuyến bao la.
Cậu bé cúi xuống sàn nhà
Nghe ra rì rào tiếng sóng
Và cậu nhìn thấy biển trong mơ:
Bé bằng hạt đậu – nước Tiệp
Praha – bé bằng hạt kê thôi
Cứ ngỡ như là khủng khiếp
Cậu bé ngước nhìn bầu trời.
Đám mây bay trong giấc mộng
Như thuyền trôi giữa đại dương
Qua ánh sáng của cầu vồng
Cậu nhìn ra tổ quốc yêu mến.
Đám mây vẫn bay với Chúa Trời
Cánh buồm giữa bầu trời vẫn lướt
Cành táo nở hoa trắng toát
Đưa ta về tổ quốc mà thôi.
Ở nơi đó đan kết những cuộc đời
Những con sóng rì rào trong xa thẳm…
Nhưng nếu như đã không mơ về biển
Thì mỗi chúng ta đã từng là ai?
LÀM THI SĨ
Cuộc sống từ lâu đã dạy tôi rằng
Thơ ca và âm nhạc
Là những gì đẹp nhất
Mà cuộc đời mang lại, tất nhiên
Ngoại trừ tình.
Trong cuốn hợp tuyển văn chương cũ
Xuất bản từ năm 1912
Năm nhà thơ Vrchlický qua đời
Tôi tìm chương nói về thơ ca
Và thi pháp.
Sau đó tôi lấy một bông hồng
Bỏ vào cốc và đốt lên ngọn nến
Tôi viết ra những câu thơ đầu tiên.
Hỡi ngọn lửa của ngôn từ hãy bùng lên
Và cháy bỏng
Hãy để tôi đốt lên những ngón tay mình.
Một ẩn dụ bất ngờ còn quan trọng
Hơn cả nhẫn vàng đeo ở trên tay
Và sách Gieo vần của nhà thơ Puchmajer
Tôi cũng đã không còn cần đến.
Tôi chọn ý tìm lời nhưng phí uổng
Và đôi mắt tôi khi đó nhắm nghiền
Để nghe cho được câu thơ đầu tiên.
Nhưng trong bóng tối, thay vì ngôn ngữ
Tôi đã nhìn ra nụ cười thiếu phụ
Và mái tóc nàng theo gió bay lên.
Âu đấy chính là số phận của tôi
Và tôi đi theo nó suốt cuộc đời
Mà không biết mệt.
______
*Jaroslav Vrchlický (1853 – 1912) – nhà thơ lớn của Séc. Ông từng được đề cử giải Nobel văn học tám lần.
**Antonín Jaroslav Puchmajer (1769 – 1820) – nhà văn, nhà thơ Séc.
CUỘC ĐỜI TA KHÔNG THỂ THIẾU HOA HỒNG
Cuộc đời ta không thể thiếu hoa hồng
Người đang yêu ai cũng đều biết đến
Dù trong bão táp phong ba nguy hiểm
Dù giữa đì đùng bom đạn chiến tranh
Người yêu nhau với bạn đều khẳng định
Cuộc đời ta không thể thiếu hoa hồng.
BÀI CA VỀ PHỤ NỮ
Ai cũng nói với tôi:
- Có ở trên đời này
Niềm say mê dục vọng
Mạnh hơn cả tình yêu.
Có thể là như thế.
- Và niềm say mê này
Giết chết người phụ nữ
Bạn đi qua người đó
Rảo bước chân nhẹ nhàng.
Có thể là như thế.
Nhưng chiến tranh không còn
Ai trong giờ phút đó
Có thể từng suy nghĩ
Về những câu chuyện buồn?
Có thể là như thế.
Nhưng giá như chiến tranh
Chỉ còn người phụ nữ
Thì cuộc đời khi đó
Chỉ có những bông hồng.
Có thể là như thế
Mà có thể là không.
THƯỜNG TRONG PHÚT GIÂY LY BIỆT
Thường trong phút giây ly biệt
Ta cầm khăn màu trắng vẫy trên tay
Có điều gì kết thúc với ngày hôm nay
Và có điều gì bắt đầu trong ngày mai tốt đẹp.
Chim bồ câu mang thư ai bay xa
Giang đôi cánh giữa bầu trời xanh thắm
Dù mới mẻ hay không, niềm hy vọng
Dù ở đâu ta vẫn bước về nhà.
Em đưa tay chùi nước mắt
Nở nụ cười trong mắt lệ đầy vơi
Có điều gì kết thúc với ngày hôm nay
Và có điều gì bắt đầu trong ngày mai tốt đẹp.
CẬU BÉ VỚI TẤM BẢN ĐỒ
Cậu bé với tấm bản đồ
Cả ngày trong phòng tìm kiếm
Cậu chúi đầu vào mạng nhện
Những kinh, vĩ tuyến bao la.
Cậu bé cúi xuống sàn nhà
Nghe ra rì rào tiếng sóng
Và cậu nhìn thấy biển trong mơ:
Bé bằng hạt đậu – nước Tiệp
Praha – bé bằng hạt kê thôi
Cứ ngỡ như là khủng khiếp
Cậu bé ngước nhìn bầu trời.
Đám mây bay trong giấc mộng
Như thuyền trôi giữa đại dương
Qua ánh sáng của cầu vồng
Cậu nhìn ra tổ quốc yêu mến.
Đám mây vẫn bay với Chúa Trời
Cánh buồm giữa bầu trời vẫn lướt
Cành táo nở hoa trắng toát
Đưa ta về tổ quốc mà thôi.
Ở nơi đó đan kết những cuộc đời
Những con sóng rì rào trong xa thẳm…
Nhưng nếu như đã không mơ về biển
Thì mỗi chúng ta đã từng là ai?
LÀM THI SĨ
Cuộc sống từ lâu đã dạy tôi rằng
Thơ ca và âm nhạc
Là những gì đẹp nhất
Mà cuộc đời mang lại, tất nhiên
Ngoại trừ tình.
Trong cuốn hợp tuyển văn chương cũ
Xuất bản từ năm 1912
Năm nhà thơ Vrchlický qua đời
Tôi tìm chương nói về thơ ca
Và thi pháp.
Sau đó tôi lấy một bông hồng
Bỏ vào cốc và đốt lên ngọn nến
Tôi viết ra những câu thơ đầu tiên.
Hỡi ngọn lửa của ngôn từ hãy bùng lên
Và cháy bỏng
Hãy để tôi đốt lên những ngón tay mình.
Một ẩn dụ bất ngờ còn quan trọng
Hơn cả nhẫn vàng đeo ở trên tay
Và sách Gieo vần của nhà thơ Puchmajer
Tôi cũng đã không còn cần đến.
Tôi chọn ý tìm lời nhưng phí uổng
Và đôi mắt tôi khi đó nhắm nghiền
Để nghe cho được câu thơ đầu tiên.
Nhưng trong bóng tối, thay vì ngôn ngữ
Tôi đã nhìn ra nụ cười thiếu phụ
Và mái tóc nàng theo gió bay lên.
Âu đấy chính là số phận của tôi
Và tôi đi theo nó suốt cuộc đời
Mà không biết mệt.
______
*Jaroslav Vrchlický (1853 – 1912) – nhà thơ lớn của Séc. Ông từng được đề cử giải Nobel văn học tám lần.
**Antonín Jaroslav Puchmajer (1769 – 1820) – nhà văn, nhà thơ Séc.
CUỘC ĐỜI TA KHÔNG THỂ THIẾU HOA HỒNG
Cuộc đời ta không thể thiếu hoa hồng
Người đang yêu ai cũng đều biết đến
Dù trong bão táp phong ba nguy hiểm
Dù giữa đì đùng bom đạn chiến tranh
Người yêu nhau với bạn đều khẳng định
Cuộc đời ta không thể thiếu hoa hồng.
BÀI CA VỀ PHỤ NỮ
Ai cũng nói với tôi:
- Có ở trên đời này
Niềm say mê dục vọng
Mạnh hơn cả tình yêu.
Có thể là như thế.
- Và niềm say mê này
Giết chết người phụ nữ
Bạn đi qua người đó
Rảo bước chân nhẹ nhàng.
Có thể là như thế.
Nhưng chiến tranh không còn
Ai trong giờ phút đó
Có thể từng suy nghĩ
Về những câu chuyện buồn?
Có thể là như thế.
Nhưng giá như chiến tranh
Chỉ còn người phụ nữ
Thì cuộc đời khi đó
Chỉ có những bông hồng.
Có thể là như thế
Mà có thể là không.
PRAHA - VÒNG HOA THƠ SONET
1
Ôi Praha! Người như hớp rượu vang
Ta say sưa muốn hát cả trăm lần
Ôi tên gọi như một lời nguyện ước
Nghe rưng rưng như tiếng thổn thức lòng.
Những mũ đá kia xin hãy đem quăng
Còi báo động, hãy giấu vẻ ngày thường
Bởi vì rằng chúng ta dù câm nín
Tiếng còi lương tâm vẫn cứ vang lên.
Mà nếu dù cho thành phố tan hoang
Còn ta một mình trên đống tro tàn
Làm đứa con không gì an ủi nổi
Thì cho ta được nuốt vào tro bụi
Để dấu vết trong lòng ta còn mãi
Cả khi Người chìm ngập giữa tan hoang.
2
Cả khi Người chìm ngập giữa tan hoang
Gió và nước với nhau sẽ tranh giành
Cái vẻ đẹp còn lại từ tro bụi –
Tất cả những gì còn sau sợ hãi.
Người trở thành một bài ca văng vẳng
Bên tai ta, trong sâu thẳm cõi lòng
Người trở thành bức tranh treo trên sóng
Giữa đất trời, còn mãi đến muôn năm.
Nếu cái chết vẫn tiếp tục kiếm tìm
Và trong sợ hãi lúc đó chỉ còn
Năm mươi người đàn ông trong hẻm nhỏ
Thì ta vẫn không từ giã bức tường
Mặc cơn đói như gió thổi dưới chân
Và ngôi nhà đổ kềnh trên ngưỡng cửa.
3
Và ngôi nhà đổ kềnh trên ngưỡng cửa
Một mình ta trong bóng tối lang thang
Quanh lâu đài đã không còn cây cối
Không có mưa đổ xuống những bức tường.
Những ngọn gió của người ta thân thiết
Giữa tháng ba nâng từng chiếc lá khô
Một màu tím tỏa ra ánh sáng mờ
Màu thạch anh sáng trong từng bát đất.
Người là mây, người trong từng khoảnh khắc
Ánh bừng lên đường nét thật mong manh
Dễ đổi thay, như khói, như bóng hình
Ta sẽ đứng trên những hầm mộ đất
Ngay cả khi có những trận mưa bom
Máu của người ngẹn ngào trong đất sét.
4
Máu của người ngẹn ngào trong đất sét
Ta ngỡ như tiếng gầm thét, khi mà
Tiếng gầm rú của đoàn xe bọc thép
Lượn vòng quanh những đường phố Týna.
Khi tiếng pháo gầm lên ở Letné
Súng đáp trả vang rền trên đường phố
Dây điện đứt và cành lá bung ra
Để bảo vệ cho những tòa tháp cổ.
Nhưng dù sao vẫn còn niềm hy vọng
Thánh giá vẫn còn trên đống tàn tro
Và ánh nhìn còn đọng trên vầng trán.
Ở lại với những bức tường, và ta
Bện mái tóc của mình xung quanh cổ
Không theo những người đã bỏ ra đi.
5
Không theo những người đã bỏ ra đi
Do vì sợ hãi hay vì tuyệt vọng
Hay tại vì họ đã không tin tưởng
Hay không nhìn ra chút ý nghĩa gì.
Ta xin cám ơn những lát bánh mỳ
Ơn vị đắng và con dao gỉ sét
Và sẽ mang ơn với từng giọt nước
Của thánh thần đến từ giữa trời kia.
Một chiếc khăn tay và vẻ vô tình
Còn quí hơn những lá cờ của giặc
Và những bài thơ không ngủ hằng đêm
Ta vẫn đọc cho bốn bức tường điếc
Và dù thời buổi khó nhọc gian nan
Ta sẽ đợi cùng những người đã chết.
6
Ta sẽ đợi cùng những người đã chết
Cho đến khi hoa cỏ của mùa xuân
Và màu xanh tươi mát sẽ bừng lên
Bằng những lời do nhà thơ thêu dệt.
Ngôi nhà hoang và bạn bè đã chết
Ta làm sao từ giã họ cho đành
Hoa cỏ trên mộ chí nói nhiều hơn
Là những gì từ miệng ai nói phét.
Nỗi đau, tiếng cười của họ còn đây
Dù mờ phai trang phục của những ngày
Những bước chân đã từng qua điệu nhảy.
Bỗng bừng lên vệt sáng từ ống nhòm
Trong áo choàng... Ta đã quen chờ đợi
Từ mùa xuân cho đến cuối mùa đông.
7
Từ mùa xuân cho đến cuối mùa đông
Mùa đông qua sẽ lại đến mùa xuân
Praha thoát ra từ bóng tối
Và khoác lên vẻ tươi mới tưng bừng.
Trời tháng Tư. Mặt trời như chiếc bình
Sẽ rót ra dòng sữa mới trinh nguyên.
Xin hãy cầm lấy một nhành hương thảo
Và nói nơi nào ta sẽ đợi em?
Và trong vườn quanh tháp cổ Týna
Sau tiếng chuông đồng hồ buông chậm rãi
Những chiếc găng tay em sẽ tháo ra.
Lắng nghe tiếng chuông bên cửa tò vò
Ta như bóng tối khát khao ánh sáng
Đứng đợi như người bên lối đi kia.
8
Đứng đợi như người bên lối đi kia
Ta kiên nhẫn, trung thành và tin tưởng
Giống như người đưa bàn tay mở rộng
Hứng từng giọt mưa đến những giọt mưa.
Và gió đùa với gió. Ta đợi chờ
Dường như thấy ánh bình minh lóe sáng
Từ ô cửa sổ bên trong tu viện
Rồi chìm vào trong bóng tối mờ xa.
Còi báo động lại vang lên lần nữa?
Có vẻ như tất cả lại u mờ
Tại vì sao những chiếc ô rộng mở?
Hay Praha bị trời bắt lần nữa
Trao vào tay ai đó, cho quân thù
Nếu cú đêm lại kêu lên lần nữa?
9
Nếu cú đêm lại kêu lên lần nữa
Theo bậc thang vào tăm tối ngôi đền
Ta mò mẫm, sờ soạng để bước lên
Nhưng ngọn đèn ta không tắt ở đó.
Và khi sống trong những ngày gian khó
Khi chúng ta cảm nhận thấy rất gần
Với những hòn đá lạnh dưới bàn chân
Và từng chiếc đinh đóng trên bục cửa.
Nhưng nếu nguyện cầu không thấu trời xanh
Không thấu Đấng có quyền lực vô song
Để cái nhìn ánh vẻ đầy bất lực.
Và Ngài vẫn quyết ra tay trừng phạt
Nghĩa là ta chỉ đáng loài cỏ rác
Cơn giận của Ngài quyền lực vô song.
10
Cơn giận của Ngài quyền lực vô song
Khi Ngài muốn cho mọi điều như thế
Xương thịt ta cho móng vuốt kền kền
Và thành phố cho trận mưa tên lửa.
Thì cứ để cho mọi điều như thế
Hãy để trâm cài trên chiếc áo choàng
Sẽ ánh vàng lên, một khi tháp chuông
Từ trên cao hãy còn chưa đổ vỡ.
Duy chỉ có một điều làm ta sợ
Là nhận ra trang phục giữa hoang tàn
Xin cứu chúng con khỏi sự hoang mang.
Bởi vì Ngài có khả năng gìn giữ
Nụ cười của Ngài và lời nguyện cầu
Là giọt lệ trong muôn vàn giọt lệ.
11
Là giọt lệ trong muôn vàn giọt lệ
Cho trở nên mạnh mẽ những bức tường
Để những cây khô khi đến mùa xuân
Sẽ nở hoa tưng bừng như thường lệ.
Và những giai điệu mùa xuân như thế
Sẽ rót ra ly cốc của ngàn hoa
Cả hương thơm lẫn màu sắc quay về
Và tiếng ngân vang tưng bừng lặng lẽ.
Người mang cuộc sống theo mình như thế
Như mùa xuân rảo bước với chân trần
Làm gãy ngang đôi cánh của satan.
Xin hãy khóc cho những ai yếu đuối
Giọt nước mắt từ đôi mắt của người
Sẽ rửa sạch lời nguyền từ trên mái.
12
Sẽ rửa sạch lời nguyền từ trên mái
Để mùa xuân tiếng động mới vang lên
Để cho không còn thấy những trận bom
Mà thành phố thân yêu từng nếm trải.
Để sống trong đủ đầy và thư thái
Với tự do đầy đủ mọi sắc màu
Không vì nỗi đau, không vì sợ hãi
Bởi cuộc đời, có phải cái chết đâu!
Ngủ trên kiếm thì chẳng còn giấc mộng
Nhưng tay không làm sao khỏi diệt vong
Và làm sao ngủ được như đã từng.
Và giờ đây trong yên bình tĩnh lặng
Tôi đã kêu lên điều này trong mộng
Tất cả những gì còn ở trong tim.
13
Tất cả những gì còn ở trong tim
Như tên trộm từ những ngày rách nát
Khi xấu hổ khoác lên quần áo đẹp
Và ba hoa khi nói tới lương tâm.
Khi thế gian trong điên đảo quay cuồng
Phân chia thế giới – một lũ súc sinh
Giả gương mặt người trên bờ vực thẳm.
Cười nhạo rằng chẳng hề có quê hương.
Khi vành đai thắt chặt lấy đám đông
Khi con người bị con người đè nén
Thì vô tình áp lực sẽ nhiều hơn
Và những gì trong bóng tối xa xăm
Bên những ô cửa sổ mù và điếc
Trong những bài ca ta vẫn giữ gìn.
14
Trong những bài ca ta vẫn giữ gìn
Vẻ tuyệt vọng của thành phố về đêm
Và ngọn gió như nhắc đi nhắc lại
Bên tai ta rằng chẳng có ánh đèn.
Nhưng dù trong lửa khói, trong bóng đêm
Như đứa con theo mẹ mọi nẻo đường
Ta yêu Người như một người phụ nữ
Tên của một người thân thiết, yêu thương.
Người có vẻ như đỏng đảnh thất thường
Trăng trên bàn tay như một cây đàn
Lại tỉnh táo như một người biết được
Giữ đồng hồ trong tay, từng giờ khắc
Như người lính canh ngày đêm cảnh giác
Ôi Praha! Người như hớp rượu vang.
15
Ôi Praha! Người như hớp rượu vang
Cả khi Người chìm ngập giữa tan hoang
Và ngôi nhà đổ kềnh trên ngưỡng cửa
Máu của người trong đất sét ngập tràn.
Không theo những người đã bỏ ra đi
Ta sẽ đợi cùng những người đã chết
Từ mùa xuân cho đến khi đông hết
Đứng đợi như người bên lối đi kia.
Nếu cú đêm lại lần nữa kêu lên
Cơn giận của Ngài quyền lực vô song
Là giọt lệ trong muôn vàn giọt lệ.
Từ trên mái nhà lời nguyền sẽ rửa
Tất cả những gì còn ở trong tim
Trong những bài ca ta vẫn giữ gìn.
____________
*Đây là bài thơ gồm 15 bài sonet, mà câu mở đầu của bài tiếp theo là câu kết thúc của bài trước đó và bài cuối cùng là tập hợp những câu đầu tiên của 14 bài trước đó.
1
Ôi Praha! Người như hớp rượu vang
Ta say sưa muốn hát cả trăm lần
Ôi tên gọi như một lời nguyện ước
Nghe rưng rưng như tiếng thổn thức lòng.
Những mũ đá kia xin hãy đem quăng
Còi báo động, hãy giấu vẻ ngày thường
Bởi vì rằng chúng ta dù câm nín
Tiếng còi lương tâm vẫn cứ vang lên.
Mà nếu dù cho thành phố tan hoang
Còn ta một mình trên đống tro tàn
Làm đứa con không gì an ủi nổi
Thì cho ta được nuốt vào tro bụi
Để dấu vết trong lòng ta còn mãi
Cả khi Người chìm ngập giữa tan hoang.
2
Cả khi Người chìm ngập giữa tan hoang
Gió và nước với nhau sẽ tranh giành
Cái vẻ đẹp còn lại từ tro bụi –
Tất cả những gì còn sau sợ hãi.
Người trở thành một bài ca văng vẳng
Bên tai ta, trong sâu thẳm cõi lòng
Người trở thành bức tranh treo trên sóng
Giữa đất trời, còn mãi đến muôn năm.
Nếu cái chết vẫn tiếp tục kiếm tìm
Và trong sợ hãi lúc đó chỉ còn
Năm mươi người đàn ông trong hẻm nhỏ
Thì ta vẫn không từ giã bức tường
Mặc cơn đói như gió thổi dưới chân
Và ngôi nhà đổ kềnh trên ngưỡng cửa.
3
Và ngôi nhà đổ kềnh trên ngưỡng cửa
Một mình ta trong bóng tối lang thang
Quanh lâu đài đã không còn cây cối
Không có mưa đổ xuống những bức tường.
Những ngọn gió của người ta thân thiết
Giữa tháng ba nâng từng chiếc lá khô
Một màu tím tỏa ra ánh sáng mờ
Màu thạch anh sáng trong từng bát đất.
Người là mây, người trong từng khoảnh khắc
Ánh bừng lên đường nét thật mong manh
Dễ đổi thay, như khói, như bóng hình
Ta sẽ đứng trên những hầm mộ đất
Ngay cả khi có những trận mưa bom
Máu của người ngẹn ngào trong đất sét.
4
Máu của người ngẹn ngào trong đất sét
Ta ngỡ như tiếng gầm thét, khi mà
Tiếng gầm rú của đoàn xe bọc thép
Lượn vòng quanh những đường phố Týna.
Khi tiếng pháo gầm lên ở Letné
Súng đáp trả vang rền trên đường phố
Dây điện đứt và cành lá bung ra
Để bảo vệ cho những tòa tháp cổ.
Nhưng dù sao vẫn còn niềm hy vọng
Thánh giá vẫn còn trên đống tàn tro
Và ánh nhìn còn đọng trên vầng trán.
Ở lại với những bức tường, và ta
Bện mái tóc của mình xung quanh cổ
Không theo những người đã bỏ ra đi.
5
Không theo những người đã bỏ ra đi
Do vì sợ hãi hay vì tuyệt vọng
Hay tại vì họ đã không tin tưởng
Hay không nhìn ra chút ý nghĩa gì.
Ta xin cám ơn những lát bánh mỳ
Ơn vị đắng và con dao gỉ sét
Và sẽ mang ơn với từng giọt nước
Của thánh thần đến từ giữa trời kia.
Một chiếc khăn tay và vẻ vô tình
Còn quí hơn những lá cờ của giặc
Và những bài thơ không ngủ hằng đêm
Ta vẫn đọc cho bốn bức tường điếc
Và dù thời buổi khó nhọc gian nan
Ta sẽ đợi cùng những người đã chết.
6
Ta sẽ đợi cùng những người đã chết
Cho đến khi hoa cỏ của mùa xuân
Và màu xanh tươi mát sẽ bừng lên
Bằng những lời do nhà thơ thêu dệt.
Ngôi nhà hoang và bạn bè đã chết
Ta làm sao từ giã họ cho đành
Hoa cỏ trên mộ chí nói nhiều hơn
Là những gì từ miệng ai nói phét.
Nỗi đau, tiếng cười của họ còn đây
Dù mờ phai trang phục của những ngày
Những bước chân đã từng qua điệu nhảy.
Bỗng bừng lên vệt sáng từ ống nhòm
Trong áo choàng... Ta đã quen chờ đợi
Từ mùa xuân cho đến cuối mùa đông.
7
Từ mùa xuân cho đến cuối mùa đông
Mùa đông qua sẽ lại đến mùa xuân
Praha thoát ra từ bóng tối
Và khoác lên vẻ tươi mới tưng bừng.
Trời tháng Tư. Mặt trời như chiếc bình
Sẽ rót ra dòng sữa mới trinh nguyên.
Xin hãy cầm lấy một nhành hương thảo
Và nói nơi nào ta sẽ đợi em?
Và trong vườn quanh tháp cổ Týna
Sau tiếng chuông đồng hồ buông chậm rãi
Những chiếc găng tay em sẽ tháo ra.
Lắng nghe tiếng chuông bên cửa tò vò
Ta như bóng tối khát khao ánh sáng
Đứng đợi như người bên lối đi kia.
8
Đứng đợi như người bên lối đi kia
Ta kiên nhẫn, trung thành và tin tưởng
Giống như người đưa bàn tay mở rộng
Hứng từng giọt mưa đến những giọt mưa.
Và gió đùa với gió. Ta đợi chờ
Dường như thấy ánh bình minh lóe sáng
Từ ô cửa sổ bên trong tu viện
Rồi chìm vào trong bóng tối mờ xa.
Còi báo động lại vang lên lần nữa?
Có vẻ như tất cả lại u mờ
Tại vì sao những chiếc ô rộng mở?
Hay Praha bị trời bắt lần nữa
Trao vào tay ai đó, cho quân thù
Nếu cú đêm lại kêu lên lần nữa?
9
Nếu cú đêm lại kêu lên lần nữa
Theo bậc thang vào tăm tối ngôi đền
Ta mò mẫm, sờ soạng để bước lên
Nhưng ngọn đèn ta không tắt ở đó.
Và khi sống trong những ngày gian khó
Khi chúng ta cảm nhận thấy rất gần
Với những hòn đá lạnh dưới bàn chân
Và từng chiếc đinh đóng trên bục cửa.
Nhưng nếu nguyện cầu không thấu trời xanh
Không thấu Đấng có quyền lực vô song
Để cái nhìn ánh vẻ đầy bất lực.
Và Ngài vẫn quyết ra tay trừng phạt
Nghĩa là ta chỉ đáng loài cỏ rác
Cơn giận của Ngài quyền lực vô song.
10
Cơn giận của Ngài quyền lực vô song
Khi Ngài muốn cho mọi điều như thế
Xương thịt ta cho móng vuốt kền kền
Và thành phố cho trận mưa tên lửa.
Thì cứ để cho mọi điều như thế
Hãy để trâm cài trên chiếc áo choàng
Sẽ ánh vàng lên, một khi tháp chuông
Từ trên cao hãy còn chưa đổ vỡ.
Duy chỉ có một điều làm ta sợ
Là nhận ra trang phục giữa hoang tàn
Xin cứu chúng con khỏi sự hoang mang.
Bởi vì Ngài có khả năng gìn giữ
Nụ cười của Ngài và lời nguyện cầu
Là giọt lệ trong muôn vàn giọt lệ.
11
Là giọt lệ trong muôn vàn giọt lệ
Cho trở nên mạnh mẽ những bức tường
Để những cây khô khi đến mùa xuân
Sẽ nở hoa tưng bừng như thường lệ.
Và những giai điệu mùa xuân như thế
Sẽ rót ra ly cốc của ngàn hoa
Cả hương thơm lẫn màu sắc quay về
Và tiếng ngân vang tưng bừng lặng lẽ.
Người mang cuộc sống theo mình như thế
Như mùa xuân rảo bước với chân trần
Làm gãy ngang đôi cánh của satan.
Xin hãy khóc cho những ai yếu đuối
Giọt nước mắt từ đôi mắt của người
Sẽ rửa sạch lời nguyền từ trên mái.
12
Sẽ rửa sạch lời nguyền từ trên mái
Để mùa xuân tiếng động mới vang lên
Để cho không còn thấy những trận bom
Mà thành phố thân yêu từng nếm trải.
Để sống trong đủ đầy và thư thái
Với tự do đầy đủ mọi sắc màu
Không vì nỗi đau, không vì sợ hãi
Bởi cuộc đời, có phải cái chết đâu!
Ngủ trên kiếm thì chẳng còn giấc mộng
Nhưng tay không làm sao khỏi diệt vong
Và làm sao ngủ được như đã từng.
Và giờ đây trong yên bình tĩnh lặng
Tôi đã kêu lên điều này trong mộng
Tất cả những gì còn ở trong tim.
13
Tất cả những gì còn ở trong tim
Như tên trộm từ những ngày rách nát
Khi xấu hổ khoác lên quần áo đẹp
Và ba hoa khi nói tới lương tâm.
Khi thế gian trong điên đảo quay cuồng
Phân chia thế giới – một lũ súc sinh
Giả gương mặt người trên bờ vực thẳm.
Cười nhạo rằng chẳng hề có quê hương.
Khi vành đai thắt chặt lấy đám đông
Khi con người bị con người đè nén
Thì vô tình áp lực sẽ nhiều hơn
Và những gì trong bóng tối xa xăm
Bên những ô cửa sổ mù và điếc
Trong những bài ca ta vẫn giữ gìn.
14
Trong những bài ca ta vẫn giữ gìn
Vẻ tuyệt vọng của thành phố về đêm
Và ngọn gió như nhắc đi nhắc lại
Bên tai ta rằng chẳng có ánh đèn.
Nhưng dù trong lửa khói, trong bóng đêm
Như đứa con theo mẹ mọi nẻo đường
Ta yêu Người như một người phụ nữ
Tên của một người thân thiết, yêu thương.
Người có vẻ như đỏng đảnh thất thường
Trăng trên bàn tay như một cây đàn
Lại tỉnh táo như một người biết được
Giữ đồng hồ trong tay, từng giờ khắc
Như người lính canh ngày đêm cảnh giác
Ôi Praha! Người như hớp rượu vang.
15
Ôi Praha! Người như hớp rượu vang
Cả khi Người chìm ngập giữa tan hoang
Và ngôi nhà đổ kềnh trên ngưỡng cửa
Máu của người trong đất sét ngập tràn.
Không theo những người đã bỏ ra đi
Ta sẽ đợi cùng những người đã chết
Từ mùa xuân cho đến khi đông hết
Đứng đợi như người bên lối đi kia.
Nếu cú đêm lại lần nữa kêu lên
Cơn giận của Ngài quyền lực vô song
Là giọt lệ trong muôn vàn giọt lệ.
Từ trên mái nhà lời nguyền sẽ rửa
Tất cả những gì còn ở trong tim
Trong những bài ca ta vẫn giữ gìn.
____________
*Đây là bài thơ gồm 15 bài sonet, mà câu mở đầu của bài tiếp theo là câu kết thúc của bài trước đó và bài cuối cùng là tập hợp những câu đầu tiên của 14 bài trước đó.
TƯỢNG ĐÀI CHO BỆNH DỊCH
1
Đưa mắt nhìn quanh bốn phía
có bốn chàng hiệp sĩ
đội quân của nhà trời.
Nhưng khắp bốn phía này
có bốn ổ khóa
bốn ổ khóa nặng nề.
Còn ánh mặt trời lắc lư
cái bóng của tượng đài cổ kính
từ giờ Gông Cùm
đến giờ Nhảy Múa
từ giờ Hoa Hồng
đến giờ của Rắn
từ giờ Nụ Cười
đến giờ Tức Giận
từ giờ Hy Vọng
đến Không Bao Giờ…
Và chỉ còn bước ngắn
từ giờ Tuyệt vọng
đến cửa Tử thần.
Và cuộc đời ta vội vàng
như ngón tay trên giấy nhám
ngày… tuần… tháng... năm…
Và đã có những lúc chúng ta dành
cả năm trời cho nước mắt cay đắng.
Và tôi đi quanh bức tượng
nơi từng một thuở hẹn hò
nghe tiếng của nước mưa
từ miệng của ngày Tận thế…
Và khi đó
tôi thấy nước in từng bóng nhỏ
trên gương mặt của em.
Đấy là vào giờ của Hoa Hồng…
2
Con ơi, con hãy làm ơn
trèo lên đài phun
và trên vách đá kia con hãy đọc
những dòng mà bốn thánh Phúc Âm đã
viết.
Tác giả cuốn Mathiơ đầu tiên:
“Vả lại, có ai trong vòng
các ngươi lo lắng mà làm cho đời
mình được
dài thêm một khắc không?”*
Và Mác, trong quyển thứ hai đã
viết:
“Có ai đem đèn đặt dưới cái thùng
hoặc dưới cái giường?
mà trên chân đèn không đặt?**
Còn cuốn thứ ba, Luca viết rằng:
“Mắt là đèn soi sáng cho thân thể
nhưng ở nơi thân thể tối tăm
thì chim ó sẽ nhóm về ở
đó”***…
Và cuối cùng là quyển Giăng
Ông đã viết gì ở đó?
Con hãy mở xem, hãy mở!
Để thử xem
dù cho phải mở nó bằng răng!
3
Tôi được rửa tội ở nhà nguyện bệnh
dịch
Của Thánh Roch, gần nghĩa trang Olšan.
Khi bệnh dịch hạch ở Praha hoành
hành
người ta đem chất xác quanh nhà
nguyện
xác chất cao thành từng đống.
Rồi xương thịt người chết theo
thời gian
cũng đã trở thành đất đai bụi bặm.
Tôi đã nhiều lần lang thang, thơ
thẩn
ở nơi đau buồn này
nhưng tôi không hề từ chối niềm
vui
mà tôi có được từ cuộc sống.
Tôi cảm thấy ấm áp giữa hơi thở
những con người
và khi lang thang thơ thẩn khắp
nơi
tôi cố nắm bắt mùi hương từ mái
tóc phụ nữ.
Trên những bậc thang của những
quán rượu ở Olšan
tôi đã quì xuống để nghe hằng đêm
giọng của những người đào mộ
Những bài hát của họ nghe rất thô
lỗ!
Nhưng từ lâu những bài hát đã im
những người đào mộ đã lần lượt
chôn mình…
Còn khi đến mùa xuân
tôi cầm bút cùng với cây đàn
đi về nơi có hoa anh đào nở
gần bức tường nhà nguyện ở bờ nam.
Khi ngất ngây giữa mùi hương
tôi hồi tưởng về biết bao cô gái
lặng lẽ cởi quần cởi áo trong đêm
rồi nhẹ nhàng treo lên thành ghế…
Nhưng –
với những niềm vui như thế
tôi còn chừng 5 năm, mà chẳng ít
hơn…
4
Tôi thường đứng rất lâu để nhìn
một tháp chuông bằng gỗ
(đã từ lâu không còn ngân vang
nữa)
ngắm những bức tượng u buồn
trong nghĩa trang Malostran.
(Những bức tượng này mục nát
còn nhanh hơn những người đã chết
chôn ở dưới chân…)
Người vẫn ra đi lần lần
người vẫn ra đi lặng lẽ
với những nụ cười một thuở
trong số họ đã từng
không chỉ là phụ nữ
mà cả chiến binh lừng lẫy chiến
công…
Tôi chưa về thăm chốn ấy đã nhiều
năm.
5
Xin hãy nhớ rằng đừng để một ai
ảo tưởng rằng dịch hạch giờ đã hết
rằng bệnh dịch hạch đã kết thúc
rồi…
Đấy không phải là sự thật!
Tôi đã nhìn thấy rất nhiều quan
tài
vẫn đi chầm chậm đến những cổng
này
và còn bao cổng khác…
Không, không – bệnh dịch hạch vẫn
đang gào thét!
Chỉ giản đơn
là những thầy thuốc
để tránh sự kinh hoàng
đã gọi một cách khôn ngoan
rằng ngày – với tên gọi khác.
Nhưng cái chết thì vẫn là cái chết
và vẫn là bệnh dịch hạch lây lan.
Khi tôi nhìn qua cửa sổ của mình
vẫn những con ngựa, vẫn những xe
tang
và vẫn những chiếc quan tài còi
cọc.
Nhưng giờ tiếng chuông đã chẳng
còn ngân.
Chẳng còn thập ác trên những lầu
chuông.
Và cả những cành bách xù tỏa khói
cũng không còn…
6
Trên đồng cỏ Julian
chúng tôi nằm nghỉ một hôm vào
buổi tối
Thành phố chìm trong bóng tối.
Và từ bờ sông gần đấy
nghe rõ ràng tiếng khóc của ễnh
ương.
Một cô gái trẻ người Digan bước
đến gần
cô mặc chiếc áo khuy cài một nửa.
Và cô đề nghị chúng tôi xem bói.
Cô xem tay Halas và nói thế này:
“Anh sẽ không sống đến tuổi năm
mươi!”
Còn xem tay Artus Chernik, cô nói:
“Anh sống lâu hơn anh này một ít.”
Còn tôi thì không muốn biết
tôi thấy sợ kinh hoàng…
Nhưng cô cầm tay tôi cưỡng bức
và tức giận kêu lên:
“Anh sẽ sống rất lâu, rất lâu
năm!...”
Thì tôi hiểu rằng
đấy là kết án tôi, là sự báo thù
của nàng…
7
Biết bao nhiêu bài hát và thơ tôi
đã viết!
Chiến tranh đã từng lan khắp mọi
nơi
thế mà tôi
đem bờ môi chạm đôi bông tai
và thì thầm những câu thơ tình ái…
Liệu có thấy rằng xấu hổ?
có lẽ là không!
Chỉ khi em vừa ngủ thiếp đi
anh đã đặt lên người em vòng hoa
thơ sonnet
và anh quì…
(nó còn tốt hơn cả vòng nguyệt quế
trao cho người chiến thắng giải
đua xe!)
Từng một lần đã gặp gỡ hai ta
bên cạnh đài phun nước
nhưng mỗi người đi đường mình
theo hướng khác
đường phố khác
và khác cả thời gian…
Rồi rất lâu anh đã hình dung
rằng đôi chân của em anh đã thấy
rằng anh đã nghe tiếng cười của em
rằng thậm chí…
Nhưng người này không phải là em.
Dù sao thì một lần anh đã thấy
đôi mắt của em!
8
Cột sống của tôi ba lần
người ta bôi dày I-ốt lên
thứ chất lỏng có màu vàng sẫm
như khuôn mặt của những công chúa
Ấn
trên cầu thang hẹp đi vào ngôi đền
gần những chú voi mang vương miện
đung đưa trên đường cái nhịp
nhàng.
Còn cái cô ở giữa
là người đẹp hơn tất cả
đã mỉm cười với tôi…
Lạy Chúa tôi –
điều gì chạy vào trong đầu như thế
khi tôi nằm trên bàn mổ thế này!
Và họ bật đèn sáng trên người tôi
bác sĩ phẫu thuật đưa con dao mổ
vết mổ đầu tiên rất dài…
Sau đó tôi đã tỉnh rất nhanh
nhưng rồi mắt lại nhắm
dù sao thì tôi vẫn kịp nhìn:
sau cái mặt nạ vô trùng màu trắng
đôi con mắt phụ nữ ngời lên!
Tôi cố hết sức cười mỉm –
xin chào, đôi mắt đẹp tuyệt trần!
Nhưng mạch máu của tôi bị những
dây chằng
và những móc kéo căng vết thương
để bác sĩ dễ dàng di chuyển
cơ dựng cột sống lưng…
Tôi rên trong thầm lặng
với tư thế nằm nghiêng
và đôi bàn tay thả lỏng
cô y tá giữ trên đầu gối của mình
khi phía trước đầu tôi cô đứng…
Bàn tay của tôi ôm lấy mông
và điên cuồng áp sát
như người thợ lặn khi thấy được
chiếc bình cổ, liền chộp để bơi
lên…
Nhưng lúc này thuốc mê thiopental
bắt đầu ngấm vào tĩnh mạch
tất cả tối đen trước mặt
tất cả đi vào lãng quên…
Hỡi cô y tá mến thương
trên người em có vài nơi bầm tím…
Tôi vẫn nhớ mãi, không quên
tôi xin em đừng giận…
Dù trong lòng vẫn thì thầm: tiếc
lắm
tiếc rằng, dù chỉ trong một phút
giây
giữ được chiến lợi phẩm!
9
Vì sao người đầu bạc được gọi là
khôn?
Nếu ngọn lửa trong bụi gai đã từng
cháy hết
thì sự khôn ngoan có ích gì không?
Và đấy vẫn là thói thường…
Đất rơi như mưa đá trên quan tài
rồi sau đó sẽ dựng đài tưởng niệm
để bốn nhà văn của quốc gia
dựa lưng vào trong im lặng
vội vàng viết, viết, và viết ra
những cuốn best seller…
Mà khi đài phun không còn nước nữa
thì mẩu thuốc dâng đầy.
Bóng của đá di chuyển dưới mặt
trời.
Đời trôi đi mà không vì điều gì
cả…
Tôi thì không muốn thế.
10
Điều tồi tệ nhất đã qua
tôi tự nói với mình: ta đã già!
Điều tồi tệ nhất chưa đến:
vì tôi còn sống.
Nhưng nếu bạn muốn biết –
rằng tôi đã từng hạnh phúc!
đôi khi cả ngày
đôi khi cả giờ
đôi khi vài phút…
thì vẫn đủ thôi!
Cả đời tôi chung thủy với tình
yêu.
Nếu đôi bàn tay phụ nữ là đôi cánh
thế đôi bàn chân thì sao???
Mặc người ta dùng đầu gối đè đầu
tôi!
Tôi sẽ nhắm mắt lại trong cơn mê
cho đến khi máu ròng ròng chảy
xuống
bên thái dương bị đè nén!
Nhưng nhắm mắt làm ngơ để làm gì?
11
Dưới đây là danh mục các loại tên
lửa khác nhau:
đất đối không
đất đối đất
đất đối hải
không đối đất
không đối hải
không đối không
hải đối không
hải đối hải
hải đối đất…
Thành phố hãy lặng im, cho ta nghe
lời đập nước…
Người ta đi về nhưng không muốn
biết
rằng có những gì trên đầu họ đang
bay
khi từ cửa sổ đang vẫy những bàn
tay
tình yêu chỉ đem tình đối lại:
môi đối mắt
môi đối má
môi đối môi
vân vân và vân vân, như thế
một khi tay chưa kéo xuống bức màn
và mục tiêu chưa đóng lại.
12
Trong căn phòng trời nhiều cạnh
giữa những giỏ khâu khác nhau
và giữa những đôi giày lông vũ
mặt trăng rực lửa
sẽ phơi cái bụng của mình.
Chim sẻ hãy còn chưa mổ vào thuốc
phiện
sau cành hoa đóng băng
thì mặt trăng đã tính đếm
những ngày sơn ca của mình.
Và trong độ sâu huyền bí
ai đó ôm động cơ bí ẩn chơi vơi
động cơ của con tim nhỏ bé
sẽ tích tắc trong suốt cuộc
đời.
= = =
*Mathiơ, 6: 27;
**Mác, 4: 21; ***Luca, 11: 34; 17: 37.
Xem thêm:
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét