Tomas Gösta Tranströmer (sinh ngày 15 tháng 4 năm 1931) – là nhà thơ lớn của Thụy Điển trong thế kỷ XX, ông được coi là một trong những nhà văn quan trọng nhất của cả Bắc Âu kể từ Thế chiến II. Tên tuổi của Tomas Tranströmer được đặt ngang hàng với Emanuel Swedenborg, August Strindberg, Ingmar Bergman không chỉ ở Thụy Điển mà cả nền văn hóa thế giới hiện đại như một trong những người tạo nên nhân sinh quan Thụy Điển và đã vượt ra ngoài phạm vi một quốc gia.
Tiểu sử:
Tomas Tranströmer sinh ở Stockholm.
Học phổ thông và Đại học ở Stockholm. Bắt đầu làm thơ từ năm 13 tuổi, tập thơ
đầu tiên 17 bài thơ in năm 1954. Tốt
nghiệp Đại học năm 1956, ông hành nghề bác sĩ tâm lý đầu tiên ở nhà tù dành cho
trẻ vị thành niên, sau đó là điều trị cho những người bị bệnh nặng không thể
làm việc.
Ngoài nghề bác sĩ tâm lý và nhà thơ,
Tomas Tranströmer còn là một nghệ nhân chơi đàn dương cầm chuyên nghiệp. Sau cú
đột quỵ đầu thập niên 1990 ông tập viết và chơi đàn bằng tay trái những bản
nhạc mà các nhạc sĩ chuyên nghiệp viết riêng cho ông.
Hiện tại ông sống với vợ tại
Stockholm. Năm 2011 ông được trao giải Nobel Văn học vì “thông qua sự mờ ảo và
cô đọng của những hình ảnh, ông đã đem đến cho độc giả một cách tiếp cận mới
với hiện thực”.
Trước giải Nobel Văn học, Tomas
Tranströmer từng được trao giải thưởng Petrarca-Preis của Đức, giải thưởng
Griffin của Canada, giải thưởng Struga Poetry Evening của Macedonia, giải
thưởng Neustadt International của Mỹ cũng như nhiều giải thơ khác của Thụy
Điển.
Dịch ra tiếng
Việt:
Thơ của Tomas Tranströmer lần đầu tiên
được nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh dịch ra tiếng Việt và đã in thành sách từ năm
1993. Tuy nhiên, bản của Nguyễn Xuân Sanh dịch qua tiếng Pháp cùng với lối dịch
”phóng khoáng” nên ít có những bản dịch gần với nguyên tác. Các bản dịch từ
tiếng Anh của các dịch giả hải ngoại gần đây phần nhiều trung thành với bản
tiếng Anh nhưng với nguyên tác thì vẫn còn khoảng cách, mặt khác, chất lượng
tiếng Việt chưa có gì đáng nói. Đáng kể nhất bằng tiếng Việt có bản dịch ”15 bài thơ Tomas Tranströmer” của Hồ
Thượng Tuy dịch trực tiếp từ tiếng Thụy Điển trong khuôn khổ bản dịch ”Những
nhà thơ đoạt giải Nobel”.
Tác phẩm:
*17 dikter (17 bài thơ)
1954; Bonniers, 1965
*Hemligheter på vägen (Những
bí mật trên đường), Bonnier, 1958
*Den halvfärdiga himlen (Bầu trời chưa kết thúc), Bonnier, 1962
*Klanger och spår (Tiếng vọng và dấu vết), Bonnier, 1966
*Mörkerseende (Nhìn
trong bóng tối), Författarförlaget, 1970
*Stigar (Những con đường nhỏ),
Författarförlaget, 1973
*Östersjöar (Hồ phía đông),
Bonnier, 1974
*Sanningsbarriären (Vật
cản của chân lý), Bonnier, 1978
*Det vilda torget (Quảng
trường hoang) Bonnier, 1983
*För levande och döda (Gửi
người sống và người chết), Bonnier, 1989
*Sorgegondolen (Gondola
đau buồn), Bonnier, 1996
*Den stora gåtan (Điều
bí ẩn lớn), Bonnier, 2004
*Minnena ser mig (Kỷ niệm đang ngắm nhìn tôi, 1993)
Một số bài thơ
VERMEER
Thế giới không có mái che. Tiếng động từ bên
kia bức tường
quán nhậu bắt đầu bằng tiếng cười ồn, tiếng
rít của răng
tiếng chuông đồng hồ và tin về cái chết
mà khi nghe thấy ai ai cũng đều run
bần bật.
Một tiếng nổ vang và tiếng bước chân của
những người cứu hộ muộn màng
những con tàu lớn đậu trên sông
tiền chui vào túi không phải của những người
cần
những đòi hỏi chất đống lên đòi hỏi
hoa màu đỏ linh cảm mồ hôi của chiến tranh.
Từ quán, xuyên qua bức tường đi thẳng vào
phòng
vào cái khoảnh khắc sẽ kéo dài bằng cả trăm
năm.
Những bức tranh có tên “Giờ học nhạc”
hoặc “Cô
gái ngồi đọc thư bên cửa sổ mặc áo màu xanh” –
cô mang thai tám tháng, hai con tim đập trong
người mình.
Bức tường phía sau cô treo tấm bản đồ Terra Incognita – miền đất lạ.
Hơi thở bình yên… Một tấm vải lạ lẫm màu xanh
được đính vào chiếc ghế từ phía sau lưng.
Những chiếc đinh vàng bay vun vút rồi bỗng
lặng ngừng
giữa không khí như là bất động mà chưa từng
là gì khác.
Đôi tai nghe ra tiếng động của chiều cao và
chiều sâu cùng lúc.
Đấy là áp lực từ phía bên kia của bức tường.
Nó phơi bày mỗi sự việc ra giữa không trung
và làm cho vững chắc thêm từng nét bút.
Thật đau đớn phải đi qua những bức tường
bạn chịu tổn thương nhưng điều này cần thiết
lắm
Thế giới là một. Nhưng có những bức tường…
Những bức tường là một phần của bạn
tất cả mọi người đều thế – dù bạn có đoán mò
đoán mẫm –
ngoại trừ trẻ con. Đối với trẻ con không có
những bức tường.
Bầu trời thoáng đãng dựa vào bức tường.
Hướng vào khoảng không như là cầu nguyện.
Và quay mặt hướng về phía chúng ta – khoảng
không
và thì thầm:
“Tôi không phải là trống không, tôi là mở
rộng”.
_____________
*Johannes
Vermeer hay Jan Vermeer (1632 – 1675) là họa sĩ người Hà Lan thời Baroque, nổi tiếng với các tác phẩm về đời sống
hiện thực. Hiện nay Vermeer được coi là một trong những họa sĩ vĩ đại nhất
trong Thế kỷ vàng của nghệ thuật Hà Lan.
TỪ THÁNG BA – 79
Mệt vì người ta
đến với những lời mà không ngôn ngữ
Tôi bèn đến một
hòn đảo có tuyết phủ đầy.
Nơi hoang dã
chẳng có lời.
Có quá nhiều
những trang chưa viết!
Tôi bắt gặp những
móng chân hươu trên tuyết.
Ngôn ngữ nhưng
chẳng có lời.
THÁNG TƯ VÀ IM LẶNG
Mùa xuân hoang vu.
Một rãnh nước màu nhung sẫm
bò sát bên cạnh ta
không hình phản ánh.
Chỉ một thứ duy nhất lấp lánh
là những bông hoa màu vàng.
Chiếc bóng mang
ta đi như chiếc vĩ cầm
trong chiếc hộp màu sẫm tối.
Điều duy nhất mà ta muốn nói
lóe lên ngoài tầm đạt tới
như đồ bạc ánh lên
ở người cho vay nặng lãi.
NHẠC CHẬM
Nhà đóng cửa. Mặt trời len qua ô cửa sổ
sưởi ấm mặt chiếc bàn nhỏ
và đủ mạnh để mang số phận của con người.
Ngày hôm nay chúng tôi dạo chơi trên sườn dốc
rộng và dài.
Nhiều người mặc đồ màu tối. Có thể đứng dưới
mặt trời, mắt nhắm lại
và cảm nhận rằng cơn gió đang mang bạn chơi
vơi.
Tôi rất hiếm khi đi xuống biển. Nhưng bây giờ
tôi đang ở đây
giữa những tảng đá lưng trần êm ả
Những tảng đá đang dần quay lưng lùi xa biển
cả.
CUNG
ĐÔ TRƯỞNG
Khi chàng trở về
từ nơi hò hẹn
tuyết xoáy giữa
không trung.
Mùa đông đã đến
trong khi họ nằm
cùng
Đêm tỏa hào quang
ngời sáng.
Chàng dường như
chạy với vẻ hân hoan
Đường khắp thành
phố chỉ toàn đi xuống.
Chàng mỉm cười
với người qua đường
tất cả mỉm cười
sau cổ áo mở tung.
Tự do là thế!
Tất cả dấu hỏi
hát về sự tồn tại của Chúa Trời.
Chàng nghĩ vậy.
Tiếng nhạc vang
lên
và bước đi trong
tuyết xoáy
bằng những bước
thong dong.
Cuộc dạo chơi
dưới cung Đô trưởng.
La bàn run rẩy
hướng về Đô trưởng.
Một giờ hướng về
phía bắc bởi niềm đau.
Thật dễ dàng biết
bao!
Tất cả mỉm cười
từ sau cổ áo.
ESPRESSO
Cà phê đen trên quán cà phê vỉa hè
với bàn ghế, như côn trùng, rực rõ.
Những giọt cà phê đen quí giá
chất đầy một sức mạnh Có và Không.
Được bưng ra từ nơi tối như bưng
nó nhìn mặt trời mà không chớp mắt.
Giữa ánh sáng ban ngày – tươi mát một chấm
đen
chảy tuột nhanh vào kẻ thực khách tái nhợt.
Giống như những giọt đen sâu sắc
đôi khi chúng tìm bắt những linh hồn.
Tạo nên một cú đẩy hữu ích: Đi anh!
Nguồn cảm hứng – trong những đôi mắt mở rộng.
HAI NGƯỜI
Họ tắt đèn, và
chao đèn màu trắng chập chờn
thêm một khoảnh
khắc trước khi hòa tan
như viên thuốc
trong ly. Sau bật dậy.
Tường khách sạn
hướng về phía trời đêm.
Cơn say tình đã
dịu đi, và họ ngủ
nhưng những ý
nghĩ kín thầm tìm đến với nhau
giống như khi hai
màu sắc hòa thành một màu
trên giấy ướt,
trong bức tranh cậu học trò vừa vẽ.
Tối và yên lặng.
Nhưng thành phố dường như tiếp cận
trong đêm. Cửa sổ
tối. Xích lại những ngôi nhà
Chúng như đứng
sát bên nhau, và đợi chờ
đám đông với
những gương mặt vô cùng hờ hững.
SAU CÁI CHẾT
Từng có một cú
sốc
Như sao chổi bỏ
lại cái đuôi dài, nhạt và lung linh
Bao phủ lấy ta.
Làm mờ màn ảnh máy thu hình.
Thành những giọt
sương lạnh đậu trên dây điện thoại.
Còn có thể trượt
tuyết dưới mặt trời mùa đông
giữa cánh rừng
còn vương nhiều chiếc lá.
Như những trang
xé từ trong danh bạ
mà băng giá đã
làm mờ nhạt tuổi tên.
Thật tuyệt khi
còn nghe tiếng đập con tim
Nhưng thường
xuyên bóng thực hơn thể xác.
Samurai ảo mờ
nâng kiếm thép
Sau giáp bào lấp
lóa vảy rồng đen.
NHỮNG VÁCH ĐÁ ĐẠI BÀNG
Sau lớp kính lồng
loài bò sát lạ lùng
nằm im không cử động.
Người phụ nữ giặt áo quần
rồi phơi trong lặng yên.
Cái chết vô cùng tĩnh lặng.
Tâm trí tôi chơi vơi
ở nơi sâu tận cùng đang bơi
nhẹ nhàng như ngôi sao chổi.
MADRIGAL
Tôi được thừa kế một khu rừng tối mà tôi ít
khi đến nơi đây. Nhưng sẽ đến một ngày, khi người chết sẽ thế chỗ cho người
sống. Thì khi đó rừng của tôi sẽ chuyển động. Và chúng ta vẫn hãy còn hy vọng.
Những tội ác nghiêm trọng nhất vẫn không được vạch trần bất chấp những nỗ lực
của công an. Trong cuộc sống của mỗi chúng ta thì cũng thế, luôn có một tình
yêu lớn không hề được tiết lộ. Tôi được thừa kế một khu rừng tối nhưng hiện tại
tôi dạo chơi trong một khu rừng khác có ánh sáng ngập tràn. Mọi sinh linh đang
vẫy vùng, run rẩy và hát lên. Đó là một mùa xuân và không khí tràn ngập mùi
hương. Tôi từng tốt nghiệp trường Đại học lãng quên và đôi bàn tay của tôi
trống không như chiếc áo trên chiếc dây phơi quần áo.
CỬA VÒM LA MÃ
Bên trong một nhà thờ La Mã lớn
khách du lịch đang tụ tập ở nơi chập choạng.
Những cửa vòm nối tiếp nhau như đến vô cùng.
Những ngọn nến tỏa ánh sáng lung linh.
Ôm lấy tôi – một thiên thần không nhìn thấy mặt
rót vào thân thể tôi bằng những tiếng thì thầm:
“Chớ xấu hổ rằng mi là con người mà hãy tự hào lên!
Sâu bên trong mi là những vòm cuốn mở ra nối tiếp nhau
rồi đi vào muôn kiếp, mi sẽ không bao giờ kết thúc”.
Tôi như bị mù bởi những giọt nước mắt rơi
và tôi bước ra quảng trường đầy ánh mặt trời
cùng với ông bà Jones, Quí ông Tanaka, Quí bà Sabatini
Sâu bên trong họ là những vòm cuốn nối tiếp nhau mở ra
rồi đi vào muôn kiếp.
THI TIẾT
ALCAIC
Trong rừng tháng
Năm. Cuộc đời tôi lao như chiếc xe tải vô hình
tiếng hót của
chim. Trong vũng nước - ấu trùng của muỗi.
Và trong những
điệu nhảy điên khùng
đang nhảy múa cả
hàng nghìn dấu hỏi.
Tôi chạy đến với
những lời và những khu rừng.
Cơn gió từ biển,
con rồng liếm tôi vào cổ
trong khi mặt
trời như đam mê rực đỏ.
Chiếc xe tải cháy
bừng trong ngọn lửa giá băng.
GOGOL
Áo khoác lạnh và
xơ lông như bầy sói.
Khuôn mặt trắng
toát như đá cẩm thạch
Ông ngồi lật
từng trang sách, nghe từ trong rừng
tiếng tru về sai
lầm và coi khinh sự mất mát.
Con tim vỡ tung
như dây đai bằng giấy nháp
khi những con
thú kia nghiệt ngã nhảy vào.
Hoàng hôn bò như
một con cáo trên đất nước này
Cỏ chạm vào đuôi
mà không lên mặt.
Không gian đầy
sừng và móng guốc
xe ngựa bốn bánh
đổ bóng lên sân đầy
trong trang trại của cha tôi.
St Petersburg nằm trên đường kinh tuyến điêu
tàn
(bạn có nhìn thấy vẻ đẹp của tháp nghiêng?)
người dân thành phố đang thơ thẩn
như con sứa trong nước đóng băng.
Còn ông kiệt sức bởi ăn chay
và tiếng cười bao quanh
nhưng tiếng cười vỡ ra trên rừng.
Và tan tác.
Làm sao để dải Ngân hà của những linh hồn
cháy lên.
Thôi thì hãy ngồi vào bánh xe bằng lửa của
mình
và rời khỏi đất nước.
_____________
Nikolai Vasilievich Gogol
(1809 – 1852) – nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch Nga, tác gia cổ điển của văn học
Nga, tác giả của “Những linh hồn chết”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét